SẢN PHẨM
Nano bạc
Kit đo nhanh
Kit đo chất lượng nước
Kit an toàn thực phẩm
Lấy mẫu khí thụ động
Lấy mẫu khí chủ động
Electrochemical research accessories
Dụng cụ điện hóa
Sách, Hộp thí nghiệm hóa
Dịch vụ
Cá cảnh
Tư vấn

TÍNH LƯỢNG THUỐC CẦN DÙNG - CÁCH ĐÁNH THUỐC

Thông thường, lượng hóa chất và thuốc cần dùng được tính sẵn và ghi trên bao bì của sản phẩm. Tuy nhiên, với thị trường thuốc cho tôm đa dạng với nhiều loại thuốc và hóa chất kém chất lượng như hiện nay thì bà con nên mua sản phẩm của các hãng có uy tín, hay mua các loại thuốc nguyên chất và tự tính lượng thuốc cần dùng dựa trên hiện trạng chất lượng nước và đất trong ao. Muốn vậy cần đọc kỹ tác dụng và liều lượng của các loại hóa phẩm cho 1 lít nước, rồi tính lượng thuốc cần đánh như chỉ dẫn dưới đây.

Khái niệm về nồng độ - so sánh giá

Thường các chế phẩm được bán ở dạng pha trộn với phụ gia rẻ tiền như bột đá, cám...; hay được pha trong nước. Nhiều hãng sản suất kiếm lợi nhuận rất lớn nhờ giảm lượng hoạt chất chính, tăng phụ gia rẻ tiền mà nhà nông không phát hiện ra. Cần lưu ý điểm này vì chưa chắc hàng rẻ là rẻ và kinh tế, mà ngược lại thì lại rất đắt và kém hiệu quả. Nhưng cũng không phải hàng giá cao là hàng tốt thực sự.

Để biết giá trị đích thực của sản phẩm, ta lấy giá sản phẩm chia cho hàm lượng hoạt chất chính để biết một kg hoạt chất chính giá bao nhiêu, nghĩa là bà con phải để ý đến thành phần của sản phẩm.

Giá 1 kg hoạt chất = Giá sản phẩm : Khối lượng sản phẩm : % hoạt chất × 100

Ví dụ A:

  1. Nước chiết YUCCA 50% giá 100.000 đ/lít. Như vậy giá 1 Lít nước chiết YUCCA nguyên chất là 100.000đ : 1 Lít : 50 × 100 = 200.000 đ/L.
  2. Nước chiết 20% giá 40.000 đồng chai 1/2 Lít. Như vậy giá 1 Lít nước chiết YUCCA nguyên chất là 40.000đ : 0,5 Lít : 20 × 100 = 400.000 đ/L.

Ví dụ B:

  1. Thuốc đồng chứa 10% đồng suynphat. Giá chai 1 Lít là 80.000 đ. Như vậy giá của 1 Kg đồng suynphat là 80.000đ : 1 Lít : × 1Kg/Lit :10 × 100 = 800.000 đ/Kg.
  2. Thuốc đồng chứa 25% đồng suynphat. Giá chai 0,5 Lít là 70.000 đ. Như vậy giá của 1 Kg đồng suynphat là 70.000 : 0,5 Lít : × 1Kg/Lit : 25 × 100 = 560.000 đ/Kg

Vậy, tuy thoạt nhìn thì thương phẩm 2 rẻ hơn, nhưng thực sự lại đắt hơn thương phẩm 1.

Hàm lượng các chất trong sản phẩm được biểu diễn bằng các đơn vị phần trăm (%), phần ngàn (ppt), phần triệu (ppm)...hay mg/kg, ug/kg.

Thường bà con ta không hiểu ý nghĩa của các đơn vị nên cứ cho rằng số càng to thì càng nhiều, điều này là không đúng vì 5000 ppm thì lại kém xa 10%o, và 10%o thì lại kém xa 2%, 10 mg/kg thì nhiều gấp 2 lần so với 5000 ug/kg.

Chuyển đổi giữa các đơn vị khối lượng:

  • 1 kg (kí lô gam, hay cân) = 1000 mg (miligram)
  • 1 mg = 1000 ug (micrôgram)

Khái niệm về %, %o, ppm và chuyển đổi giữa chúng

Nồng độ phần trăm: ký hiệu là %. 1 % tương đương với 10 g/kg chế phẩm. Ví dụ phân có hàm lượng nitơ là 21 % có nghĩa là 1 kg phân chứa 10 × 21 = 210 gam nitơ.

Nồng độ phần ngàn: ký hiệu là %o. 1 %o tương đương với 1 g/kg chế phẩm. Ví dụ thuốc có hàm lượng vitamin 1,5 %o có nghĩa là 1 kg thuốc chứa 1 × 1,5= 1,5 gam vitamin.

Nồng độ phần triệu: ký hiệu là ppm. 1 ppm tương đương với 1 mg/kg chế phẩm. Ví dụ thuốc có hàm lượng kháng sinh là 50 ppm có nghĩa là 1 kg thuốc chứa 50 mg kháng sinh (50.000 ug).

Nếu chế phẩm là nước và các chất trong đó loãng thì 1 lít chế phẩm nặng chừng 1 kg. 1000 ppm tương đương với 1000 mg/l hay 1 g/l.

  • 1 %  = 10 %o = 10.000 ppm
  • 1 %o = 1.000 ppm

Trở về

Tính lượng hóa chất cần thiết

Liều hóa chất cần thiết được tính bằng mg/l. 1 mg/l tương đương với 1 g/m3 nước. Lượng hóa chất cần thiết được tính như sau

lượng hóa chất/m3 × diện tích ao (m2) × độ sâu trung bình của nước (m) : hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm

Hay

lượng hóa chất/m3 × lượng nước trong ao (m2) : hàm lượng hoạt chất trong chế phẩm

Ví dụ 1: ao có diện tích là 3,5 công, độ sâu của nước là 1,4 m, liều đồng cần đánh là 0,1 mg/l . Tổng lượng đồng cần thiết là bao nhiêu? Nếu 1 lít thuốc chưa 10% đồng, thì cần đánh bao nhiêu lít thuốc.

  • Diện tích ao: 3,5 công = 3.500 m2.
  • 0,1 mg/l = 0,1 g/m3.
  • Lượng phèn cần dùng là: 0,1 g/m3 × 3.500 m2 × 1,4 m = 490 g = 0,49 kg.

Ví dụ 2: ao có diện tích là 2,5 công, độ sâu của nước là 1,1 m, liều chlorine hoạt động cần đánh là 5 mg/l. Tính lượng thuốc cần thiết và chi phí nếu dùng a) clorua vôi CaOCl2, b) NaDCC. Biết hàm lượng Chlorine của CaOCl2 là 35%, NaDCC là 55%. Biết giá của CaOCl2 là 40.000 đ/kg, của NaDCC là 90.000 đ/kg. Loại nào kinh tế hơn?

  • 2,5 công = 2.500 m2.
  • Lượng nước trong ao: 2.500 m2 × 1,1 m = 2.750 m3.
  • 5 mg/l = 5 g/m3.
  • Lượng chlorine cần là: 2.750 m3 × 5 g/m3 = 13.750 g = 13,75 kg.
  • Lượng clorua vôi cần là: 13,75 kg : 35 × 100 = 39,3 kg, thành tiền là: 39,3 kg × 40.000 đ/kg = 1.571.429 đ.
  • Lượng NaDCC cần dùng là: 13,75 kg : 55 × 100 = 25 kg, thành tiền là: 25 kg × 80.000 đ/kg = 2.000.000 đ.
  • Dùng clorua vôi sẽ lợi hơn.

Ví dụ 3: Cũng bài toán như trong ví dụ 2. Tính lượng thuốc cần thiết và chi phí nếu dùng dung dịch chloramin B 10 %. Biết giá sản phẩm là 50.000 đ/lít, Chloramin B chứa 28 % Chlorine và 1 lít dung dịch năng 1,05 kg?

  • Lượng chlorine cần là: 2.500 m2 × 1,1 m × 5 g/m3 = 13.750 g = 13,75 kg.
  • Khối lượng Chloramin B trong 1 lít dung dịch là: 1,05 kg/l x 10 : 100 = 0,105 kg/l.
  • Khối lượng chlorine trong 1 lít dung dịch là: 0,105 kg/l × 28 : 100 = 0,0294 kg/l
  • Lượng chế phẩm cần dùng là: 13,75 kg : 0,0294 kg/l = 468 l, thành tiền là: 468 l x 50.000 đ/l = 23.384.354 đ.
  • Như vậy chi phí sẽ gấp 12 - 15 lần so với dùng loại chlorine rắn.

Trở về

Đưa thuốc xuống ao

Hóa chất có nhiều loại: rắn, lỏng khác nhau.

Trường hợp đánh vôi với lượng rất lớn thì nên kéo vôi trên xe đẩy và rắc đều trên nền đáy đã được cày xới, hay để vôi trên ván phẳng đặt trên thuyền rồi dùng máy thổi vôi xuống nước.

Với các loại hóa chất rắn thì phương pháp tốt nhất là hòa vào nước rồi dùng bình xịt. Có thể cho hóa chất rắn vào bao và buộc vào đuôi thuyền rồi cho thuyền chạy vòng vòng trên mặt ao cho đến khi hóa chất tan hết, đồng thời chạy quạt khí để thuốc hòa đều khắp ao.

Lưu ý:

  • Mang khẩu trang khi đánh hóa chất vì chất nào cũng bất lợi khi hít phải.
  • Quạt nước để hóa chất hòa đều khắp ao.

 

Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

CN 1: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

CN 2: 595/208A Cách mạng tháng 8, P.15, Q.10, TP. HCM

Điện thọai: 08-39700106, Đường dây nóng: 0985714580