SẢN PHẨM
Nano bạc
Kit đo nhanh
Kit đo chất lượng nước
Kit an toàn thực phẩm
Lấy mẫu khí thụ động
Lấy mẫu khí chủ động
Electrochemical research accessories
Dụng cụ điện hóa
Sách, Hộp thí nghiệm hóa
Dịch vụ
Cá cảnh
Tư vấn

KỸ THUẬT NUÔI TÔM - CHUẨN BỊ AO NUÔI

Việc lựa chọn chất đất phù hợp, thiết kế ao và chuẩn bị kỹ lưỡng rất quan trọng trong nuôi tôm. Phủ bờ bao giúp tránh xì phèn từ bờ bao và lở bờ, tránh đất tích tụ dưới đáy ao. Đáy ao cần được vét bùn đáy, phơi khô sau mỗi vụ nuôi. Đáy phèn cần được xử lý bằng vôi. Sau khi cho nước vào thì cần bón phân để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm trước khi thả tôm giống.

1. Kiểm tra và lựa chọn đất

Việc chọn lựa chất đất tốt giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và công sức, đồng thời tránh được rủi ro, Đất được chia thành các loại: đất axit hay còn gọi là đất phèn, đất chua; đất trung tính và đất kiềm, Những vùng đất có đá vôi là đất kiềm. Các vùng đất ven biển thường là đất phèn. Đất phèn rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu long.

Đất phèn chứa nhiều Pirit Sắt FeS2. Khi gặp ôxy, Pirit Sắt bị ôxy hóa cho ra axit suynphuric, làm đất chua. Có thể xác định đất phèn sulfate dễ dàng bằng cách kiểm tra độ pH của đất; Loại đất này có pH ≤ 4 và thường có nhiều vạch đất vàng nhạt. Nước trên đất phèn hay có váng vàng, khi tháo cạn nước thì mặt đất thường có màu đỏ.

Đất phèn không thuận lợi cho nuôi tôm. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, vẫn có phương pháp thiết kế ao và xử lý đất để hạn chế nhược điểm của đất phèn. Tất nhiên, đất phèn đòi hỏi công sức và chi phí rất cao, sự giám sát chất lượng nước chặt chẽ; rủi ro cao và thường không cho sản lượng cao.

Muốn đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng loại đất trong đó có đất phèn thì cần phải có thông số chính xác về chất đất. Phân tích chất đất để tiết kiệm chi phí trong quá trình nuôi tôm là lựa chọn cực kỳ sáng suốt. Cần lấy mẫu đất sâu xuống 2m (Hình 1, 2, 3) và gởi mẫu đất đến phòng thí nghiệm để phân tích. Các máy đo đất trực tiếp thường cho kết quả không chính xác. Các thông số cần phân tích là hàm lượng lưu huỳnh, pH, nitơ và cacbon hữu cơ.

Địa chỉ phân tích mẫu đất: TS Nguyễn Minh Hoàng, Khoa địa chất, Đại học khoa học tự nhiên (227 Nguyễn Văn Cừ), TP. HCM. Tel: 0904143542.

Hình 1 Lấy mẫu đất.

Hình 2 Mẫu đất vừa lấy lên.

Hình 3 Mẫu đất theo độ sâu.

Trở về

2. Đào ao

  • Giữa ao phải có vũng sâu để chứa bùn đáy (Hình 4).
  • Tạo rãnh trên bờ bao để dẫn nước mưa từ xung quanh đi nơi khác, không cho chảy vào ao trong trường hợp xung quanh ao là vườn, đất.
  • Phủ bạt bờ bao để tránh sói lở và ngăn mưa rửa phèn vào ao nuôi.
  • Làm ống xả tràn để nước mưa tự động chảy ra ngoài, hạn chế sự giảm pH và độ muối.

Hình 4

Lớp đất phèn thường nằm dưới lớp đất tốt. Giải pháp cho đất phèn là

  • Đào ao nông, không chạm đến lớp phèn, tránh cho lớp đất phèn tiếp xúc với không khí. Đắp bờ bao nổi để đảm bảo độ sâu nước 1,2 - 1,5m.
  • Giữ lớp đất tốt bề mặt để trải trở lại lên đáy ao và bờ bao, nhằm ngăn mưa rửa phèn vào ao nuôi.
  • Để một lớp nước khi đào ao, tránh đáy ao tiếp xúc trực tiếp với không khí, để loại trừ khả năng Pirit trong đất bị ôxy hóa thành axit.

Ngoài rađể lợi dụng gió đảo nước, thì

  • Chiều dài ao trùng với hướng gió, (Hình 5). Ở đồng bằng nam bộ, hai hướng gió chủ đạo là Tây-Tây nam (mùa mưa, tháng 6 - tháng 10),  Bắc- Ðông Bắc (mùa khô, tháng 11 - tháng 2), và gió tín phong Nam - Ðông Nam (tháng 3 - tháng 5. Như vậy chiều dài ao tôm phải hướng theo trục Tây-Tây nam Bắc- Ðông Bắc là lợi nhất. (Hình 6).
  • Tạo rãnh chứa thải ở đầu hướng gió (Hình 7).

Hình 5 Đào ao theo hướng gió thịnh hành

Hình 6

Hình 7 Rãnh chứa bã thải

Ao cũ

  • Tháo nước, loại bỏ bùn đáy.
  • Đảo đáy đầm để đất tiếp xúc tốt với ôxy, giúp tạo mùn. Tuy nhiên, với đất phèn thì việc phơi khô đáy sẽ làm đất trở nên chua hơn và chi phí khử chua bằng vôi sẽ cao hơn nhiều.
  • Nện đáy bằng đất mới.

Trở về

3. Xử lý đáy bằng vôi để khử chua

Rửa đáy đầm hay bón vôi để khử chua. Chỉ dùng vôi xử lý đáy ao khi pH đất dưới 7,5. Với những vùng đất trung tính hay đất kiềm, thì việc xử lý đáy ao bằng vôi là không cần thiết. Bón vôi ngoài mục đích khử chua còn có tác dụng diệt khuẩn, làm trong nước và diệt tạp.

Vôi nóng CaO và vôi lạnh Ca(OH)2 cho hiệu quả xử lý cao và nhanh nhưng dễ đưa pH lên cao đột ngột đến mức có hại cho tôm, do đó chỉ nên dùng khi pH<4. Bột đá vôi cacbônatvà bột Dolomite cho hiệu quả xử lý thấp vì khó tan, nhưng an toàn vì không làm pH tăng quá 8,3 và chỉ có tác dụng khi pH<6 và độ kiềm dưới 50 mg/l. Bột vôi càng mịn thì càng tốt. Bột Dolomite dễ tan hơn bột đá cacbônat, nên tốt hơn. Tính lượng vôi cần bón gần đúng theo Bảng dưới đây.

pH của đất Lượng vôi quy ra CaCO3 STM (Kg/ha)

Khối lượng vôi cần cho một ao tôm được tính như sau

Khối lượng vôi (Kg) = STM (Kg/ha) x Diện tích (ha) : Hệ số trung hòa

Hệ số trung hòa phụ thuộc vào loại vôi

Calcium carbonate, CaCO3: 85-100 %
Dolomit, CaMg(CO3)2: 95-109%
Calcium hydroxide, Ca(OH)2: 136%
Calcium oxide, CaO: 179%

Dưới 5
5,0 – 5,5
5,6 – 6,0
6,1 – 6,5
6,6 – 7,0
7,1 – 7,5
Trên 7,5

3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
0

Ví dụ, ao tôm diện tích 5000 m2 (0,5 ha), pH đất trong khoảng 5,6 - 6,0.

  • Khối lượng CaCO3: t 2000 x 0,5 : 100 % = 1000 kg đến 2000 x 0,5 : 85% = 1176 kg
  • Khối lượng CaO: 2000 x 0,5 : 179 % = 559 kg

Lượng vôi bón mỗi năm sau đó chỉ bằng 1/8 - 1/4 lần đầu mà thôi.

Tuy nhiên công thức ở trên không áp dụng cho đất phèn nặng. Đất phèn nặng có thể cần nhiều vôi hơn nhiều.

Thời điểm và cách bón vôi

Thời điểm bón vôi thích hợp nhất là trước khi cho nước vào ao. Phải trải vôi đều trên khắp đáy ao, và dùng bừa để đất và vôi trộn lẫn thì hiểu quả sẽ tốt và nhanh hơn. Luôn nhớ là đáy ao phải có một lớp nước chừng 10 cm để ngừa xì phèn, đồng thời đất ẩm giúp vôi ngấm đều vào đất. Để vài tuần, rồi mới cho nước vào ao.

Trở về

Vườn ươm Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ

Sở Khoa học Công nghệ - Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh

CN 1: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Đại học Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP. HCM

CN 2: 595/208A Cách mạng tháng 8, P.15, Q.10, TP. HCM

Điện thọai: 08-39700106, Đường dây nóng: 0985714580